Trang Nhà Hội Thảo Thông Báo Diễn Đàn Đọc Kinh Sinh Hoạt Gia Đình HATC Site Map Liên Lạc |
|
---|---|
. Phòng Hồng Ân Thiên Chúa - Paltalk Kinh Sáng: Lúc 9:30 tối Việt Nam (trước giờ kinh thứ Nhất 1 tiếng) Kinh Chiều: Lúc 9:00 sáng Việt Nam (trước giờ kinh thứ Hai 1 tiếng) http://www.honganthienchua.us/gkpv Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận các Thánh Vịnh là Lời Chúa Cách mở sách đọc Mùa Thường Niên của 4 Tuần trong sách "Các Giờ Kinh Phụng Vụ":Thí dụ: Hôm nay ngày thứ Hai Tuần 26 Thường Niên, Lấy 26 / 4 = 6 dư lại 2 => Đọc Thứ Hai & Tuần 2Thí dụ: Hôm nay ngày thứ Năm Tuần 12 Thường Niên, Lấy 12 / 4 = 3 dư lại 0 => Đọc Thứ Năm & Tuần 4
“Trong khi chu toàn nhiệm vụ tư tế của Đức Kitô, Giáo Hội cử hành phụng vụ giờ kinh, nhờ đó Giáo Hội lắng nghe Thiên Chúa nói với dân Ngài, tưởng nhớ mầu nhiệm ơn cứu chuộc, ca tụng Ngài không ngớt bằng lời kinh và khẩn cầu phần rỗi cho cả thế giới” (GL 1173) I. Ý NGHĨAGiờ Kinh Phụng Vụ là lời cầu nguyện liên lỉ của toàn thể Hội Thánh để thánh hóa ngày giờ và toàn bộ sinh hoạt của con người. Cầu nguyện là nhiệm vụ chính yếu của các Kitô hữu vì Hội Thánh làm theo lời Chúa Kitô dạy là “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Thật vậy, ngay từ thời các tông đồ, các tín hữu đã chuyên cần cầu nguyện vào những thời khắc nhất định. Sách Công Vụ kể các môn đệ họp nhau cầu nguyện vào giờ thứ ba (Cv 2,15), vị thủ lãnh các tông đồ “lên sân thượng cầu nguyện vào giờ thứ sáu” (10,9), ông Phêrô và ông Gioan lên đền thờ vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín (3,1), “vào quãng nửa đêm, ông Phaolô và ông Xila cầu nguyện ca tụng Chúa” (16,25). Dần dà với thời gian, “tại nhiều nơi đã sớm có thói quen dành những khoảng thời gian rõ rệt để cầu nguyện chung với nhau như vào giờ cuối ngày, khi trời tối và lúc lên đèn, hoặc giờ đầu ngày, lúc đêm tàn và ngày ló rạng”(KPV 1) để thánh hóa ngày sống của mình. Những buổi cầu nguyện chung như thế dần dần tạo thành một chu kỳ giờ kinh nhất định, và đó là lời cầu nguyện của Hội Thánh cùng với Chúa Kitô và dâng lên Chúa Kitô. II. CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ TRONG NGÀY So với các cử hành phụng vụ khác, các Giờ Kinh Phụng Vụ có đặc điểm thánh hóa toàn bộ chu kỳ thời gian ngày và đêm, như lời thư gửi tín hữu Do Thái : “Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ca tụng làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa” (Dt 13,15). Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện nay được chia thành 5 giờ kinh khác nhau trong ngày, đó là kinh Sách, kinh Sáng, kinh Trưa, kinh Chiều và kinh Tối : 1 * Kinh Sách đề ra cho dân Chúa phương tiện phong phú nghiền ngẫm Kinh Thánh và những trang sách hay đẹp nhất của các nhà tu đức, cùng các Thánh Vịnh, thánh thi và lời nguyện.2 * Kinh Sáng nhằm thánh hóa thời khắc ban mai khi bắt đầu một ngày mới để dâng lên Chúa những tác động đầu tiên của lòng trí chúng ta. Kinh Sáng được đọc vào lúc bình minh ló rạng để ca ngợi Đức Kitô Phục sinh là mặt trời công chính, là ánh sáng thật chiếu soi mọi người.3 *Kinh Trưa là những giờ kinh nhỏ nằm giữa kinh Sáng và kinh Chiều, gồm các giờ kinh sau đây: kinh giờ ba (9 giờ sáng), kinh giờ sáu (12 giờ trưa) và kinh giờ chín (3 giờ chiều). Những ai sống đời chiêm niệm phải đọc chung với nhau ba giờ kinh Trưa này, còn những người khác được phép chọn một trong ba giờ kinh này vào những thời khắc phù hợp trong ngày. 4 *Kinh Chiều được cử hành vào lúc ban chiều khi ngày vừa xế bóng để tạ ơn những gì Chúa đã ban hoặc những việc lành chúng ta đã làm trong ngày. Kinh Chiều cũng nhắc nhớ đến công trình cứu chuộc của Chúa, và niềm hy vọng về ánh sáng không hề tàn lụi. 5 *Kinh Tối là “kinh cuối cùng trong ngày, đọc trước khi đi ngủ, dù đã quá nửa đêm”, để bày tỏ tâm tình thống hối và phó thác. Bóng đêm là hình ảnh của sự Ác và sự chết, thì kinh Tối là lời nguyện tin tưởng nài van, xin Chúa chúc lành cho một giấc ngủ bình an. Trong 5 giờ kinh phụng vụ thì Kinh Sáng và Kinh Chiều là “hai giờ then chốt của kinh nguyện hằng ngày, nên phải coi như những giờ kinh chính yếu và vì thế không được bỏ qua” (KPV 37). III. CẤU TRÚC CỬ HÀNH GIỜ KINH PHỤNG VỤ. “Các giờ Kinh Phụng vụ được quy định theo những luật lệ riêng, đặc biệt gồm những yếu tố thường gặp trong các buổi cử hành trong Kitô giáo và được sắp xếp như sau : là bao giờ cũng có Thánh Thi mở đầu, rồi đến Thánh Vịnh, đoạn một bài đọc Kinh Thánh dài hay ngắn và cuối cùng là các lời nguyện” (KPV 33). IV. LUẬT BUỘC CỬ HÀNH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ “Hội Thánh đã đặc biệt ủy nhiệm cho những người có chức thánh phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nên dù khi không có giáo dân, thì ai nấy đều phải chu toàn nhiệm vụ ấy, dĩ nhiên là với những sự thích nghi cần thiết. Quả vậy, Hội Thánh ủy nhiệm cho họ đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ, để nhiệm vụ cầu nguyện của Đức Kitô được tiếp nối không ngừng trong Hội Thánh” (KPV 28). Những người sau đây theo Giáo Luật (1174 $1) buộc phải đọc các giờ Kinh Phụng Vụ, không những đọc đầy đủ các giờ kinh mà còn phải cố gắng đọc cho phù hợp với giờ thật trong ngày, được chừng nào hay chừng đó (GL 1175) : Đó là giám mục, linh mục, phó tế (phó tế vĩnh viễn cũng nên đọc mỗi ngày ít là một phần các Giờ Kinh Phụng Vụ), các kinh sĩ hội nhà thờ chính tòa (phải đọc trong cung thánh), những cộng đoàn tu sĩ có luật buộc đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ (vd: Châu Sơn), những cộng đoàn tu sĩ khác cũng nên tùy nghi đọc một vài giờ kinh phụng vụ (vd: Mến Thánh Giá), và cả anh chị em giáo dân cũng được khuyến khích nên đọc một vài giờ kinh phụng vụ, như Kinh Sáng và Kinh Chiều (vd: Huynh đoàn giáo dân Đaminh). TÓM LƯỢC : H. Các Giờ Kinh Phụng Vụ là gì ? T. Các Giờ Kinh Phụng Vụ là những lời cầu nguyện liên lỉ của toàn thể Hội Thánh để thánh hóa ngày giờ và toàn bộ sinh họat của con người. H. Có bao nhiêu giờ kinh trong ngày ? T. Có 5 giờ kinh phụng vụ trong ngày là Kinh Sách, Kinh Sáng, Kinh Trưa, Kinh Chiều và Kinh Tối; song quan trọng hơn cả là Kinh Sáng và Kinh Chiều. H. Diễn tiến thông thường của một Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành như thế nào ? T. Diễn tiến thông thường một Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành với phần giáo đầu, rồi đến một thánh thi, các Thánh Vịnh, một đoạn Sách Thánh, câu xướng đáp, thánh ca Tin Mừng, các lời cầu nguyện và cuối cùng là phép lành giải tán. H. Những ai buộc phải cử hành các Giờ Kinh Phụng Vụ ? T. Những người có chức thánh và các cộng đoàn tu sĩ có luật buộc đọc phải chu toàn các Giờ Kinh Phụng Vụ ; còn giáo dân không bắt buộc nhưng cũng được Hội Thánh mời gọi đọc một vài giờ Kinh Phụng Vụ. Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận các Thánh Vịnh là Lời Chúa CẦU NGUYỆN : Cúi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt, Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi. Con mù lòa, bên vệ đường hành khất, Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài. Cúi lạy Ngài, cho tai con nghe rõ, Tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà, Họ khổ đau, họ kêu gào than thở, Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ. Cúi lạy Ngài, xin mở rộng tay con, Luôn nắm lại giữ khư khư tất cả, Trước cửa nhà có người nghèo đói lả, Xin dạy con biết chia sẻ vui lòng. Cúi lạy Ngài, cho chân con vững chãi, Để tiến lên dẫu đường xá hiểm nguy. Nguyện theo Ngài, thập giá đâu quản ngại, Chúa cầm tay mà dẫn bước con đi. Cúi lạy Ngài, giữ lòng con tin tưởng, Mặc ai bảo : Chúa đã chết đâu còn. Khi chiều về gánh thời gian trĩu nặng, Xin dừng chân ở lại với con luôn ! (Thánh thi Kinh Sách thứ Năm tuần II)
|
|
Trang Nhà Hội Thảo Thông Báo Diễn Đàn Đọc Kinh Sinh Hoạt Gia Đình HATC |